van hoa tra dao nhat ban 3

Văn Hóa Trà Đạo Nhật Bản – Tinh Hoa Nhật Bản từ Ngàn năm

Văn hóa trà đạo Nhật Bản không chỉ đơn giản là phép tắc uống trà mà còn ẩn chứa nhiều nghệ thuật sống tinh tế. Nét đẹp trong trà đạo của Nhật Bản theo thời gian đã trở thành “bộ môn sống”, phong cách thưởng trà được nhiều giới đam mê học hỏi. Cùng Kitetravel khám phá nét tinh hoa trong văn hóa trà đạo Nhật Bản qua bài viết dưới đây.

Lịch sử văn hóa trà đạo Nhật Bản

Thưởng trà là nét văn hóa được nhiều người Châu Á yêu thích và gọi đó là sở thích. Mỗi quốc gia có cách uống trà khác nhau, người Nhật Bản thường xem cách uống trà là cách sống, là nét văn hóa của họ.

van hoa tra dao nhat ban 2
Dụng cụ để pha trà (https://www.flickr.com/photos/lorenetyler Lorene Tyler)

Trà đạo (chanoyu (茶の湯) hoặc chadō (茶道)) là nét đẹp trong văn hóa của Nhật Bản. Trà được du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ thứ VIII, tuy nhiên thời gian này số người biết dùng trà vẫn chưa nhiều. Đa phần chỉ có giới quý tộc, vương giả mới có dịp được thưởng trà. Đến thế kỉ thứ XII, vị cao tăng Eisai sang Trung Hoa trong lúc tham vấn học đạo đến khi trở về nước đã mang theo một số hạt trà về trồng và viết nên cuốn sách “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký”. Cuốn sách ghi lại những câu chuyện liên quan đến thú uống trà và mãi đến thế kỉ thứ XIV việc uống trà mới trở nên phổ biến và sử dụng rộng rãi.

Với công dụng thư giãn cùng mùa thơm dễ chịu dần dần thú uống trà được nhiều người xem trọng và coi việc thưởng thức vị trà giống như nét văn hóa cần phải giữ gìn ở “xứ sở mặt trời mọc”. Đặc biệt, văn hóa trà đạo Nhật Bản kết hợp với tinh thần thiền trong Phật giáo đã nâng cao nghệ thuật thưởng trà lên một tầm cao mới và trở thành nghệ thuật sống của chính dân tộc.

Ý nghĩa của văn hóa trà đạo Nhật Bản

Trà đạo của Nhật Bản là một nghệ thuật sống được người Nhật trân trọng và gìn giữ suốt bao đời nay. Mặc dù thói quen uống trà được du nhập từ nước ngoài nhưng trong tâm thức người Nhật cho rằng đó không chỉ là phép tắc uống trà đơn giản mà còn là tâm hồn hòa hợp cùng thiên nhiên, quá trình thu tâm dưỡng tính.

van hoa tra dao nhat ban 3
Uống trà cũng là nghệ thuật trong văn hóa Nhật Bản (https://www.flickr.com/photos/enokido1007 Seiji Enokido)

Uống trà cũng có nguyên tắc. 4 nguyên tắc cơ bản trong văn hóa trà đạo Nhật Bản gồm: Hòa – Kính – Thanh – Lịch (和 – 敬 – 清 – 寂). Những ngôn từ không thể giải thích rõ nghĩa của 4 từ này nhưng ta có thể hiểu như sau:

  • Hòa: trong sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa trà nhân (người uống trà) và trà thất (phòng trà, dụng cụ pha trà). “Hòa” là sợi dây gắn kết khăng khít về những hiện hữu tại giây phút hiện tại.
  • Kính: là lòng kính trọng, sự tôn kính, tri ân của mình với người khác. Ngoài ra, đó còn là lòng biết ơn với cuộc sống. Một nghệ thuật sống của sự khiêm nhường, giảm cái tôi.
  • Thanh: sự thanh khiết, thánh thiện, tịnh trong tâm được thể hiện trong chữ “thanh”.
  • Tịch: Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới ngưỡng nhất định thì chữ “tịch” xuất hiện. Đây là cảnh giới cao nhất của tâm hồn thanh thản, yên bình. Khi tâm ta được an trú, lòng người tĩnh lặng con người sẽ đạt đến trạng thái cao nhất về mặt tinh thần và tâm linh.

Văn hóa trà đạo Nhật bản được thể hiện trong phong cách sống của người dân Nhật từ bao đời. Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản là các yếu tố “hài hòa”, “tôn kính”, “thanh khiết”, “tĩnh mịch” hòa hợp với nhau một cách bình dị và mộc mạc giữa thiên nhiên với từng tách trà. Trà đạo đã thể hiện được một phần cách sống của người Nhật Bản.

Không gian thưởng trà trong văn hóa trà đạo Nhật Bản

Uống trà là hình thức để giải trí nên cần một không gian tĩnh lặng. Tĩnh lặng để tinh thần trà nhân được thư giãn và hòa hợp với thiên nhiên. Do đó, không gian trà đạo Nhật Bản thường được thiết kế đơn giản, thanh tao. Nếu khách có dịp được thưởng thức trà đạo Nhật Bản thì sẽ được đưa đến một dãy phòng được bày biện tinh tế và ấm áp.

van hoa tra dao nhat ban 4
Không gian uống trà rộng rãi và yên tĩnh – trong Văn hóa trà đạo nhật bản (https://www.flickr.com/photos/pv9007 Patrick Vierthaler)

Sau khi được phục vụ tách nước nóng làm ấm người thì khách được đưa đến khu vườn dẫn đến phòng thưởng trà chính. Khuôn viên của phòng trà mang nét đẹp riêng biệt của văn hóa trà đạo Nhật Bản. Từ kiến trúc đến các vật dụng trong phòng đều mang đến cảm giác nhẹ nhàng và thanh bình đến khó tả.

Chủ căn phòng diện một bộ kimono truyền thống cúi mình tiếp đón khách một cách lịch sự, mến khách. Một nét độc đáo trong không gian trà đạo Nhật Bản là lối vào phòng trà nào cũng thấp hơn để người bước vào phải cúi người xuống để đi qua. Điều này tượng trưng cho sự cung kính và khiêm tốn. Thời gian thưởng thức trà thường kéo dài hơn 4 tiếng. Tùy theo mùa và dịp lễ mà tiệc trà mời khách với những món bánh ngọt khác nhau.

Cách pha trà trong văn hóa trà đạo Nhật Bản

Không chỉ matcha là loại trà nổi tiếng mà trong văn hóa trà đạo Nhật Bản còn có hơn 10 loại khác nhau. Tùy vào mục đích và sở thích mà người uống trà sẽ thưởng thức loại nào. Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản còn thực sự thể hiện qua cách “Hòa hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”. Cách pha trà trong văn hóa trà đạo Nhật Bản như sau:

Bước 1: Đối với nước để pha trà thì chỉ để từ 80 – 90 độ và được nấu trong ấm kim khí không đậy nắp đun trên bồn than. Lưu ý, trà đạo của Nhật Bản sẽ không lấy nước sôi 100 độ để pha.

Bước 2: Dụng cụ pha trà thường được tráng bằng nước sôi ở trong bình thủy tinh để làm ấm trước. Sau đó dùng khăn lau khô trước khi rót trà vào trong.

Bước 3: Căn cứ vào sở thích và số lượng người dùng thì người pha trà sẽ ngửi và lấy số lượng trà phù hợp để đảm bảo trà sau khi pha không bị quá đặc hay quá loãng.  Thông thường người ta hay sử dụng trà xanh trung bình để pha và pha làm 3 lần.

  • Lần 1: Dùng nước nóng khoảng 60 độ để pha trà. Ngâm trà 2 phút cho trà thật ngấm thì mới rót mời khách.
  • Lần 2: Sau khi trà đã ngấm và nở, người pha trà phải dùng nước có nhiệt độ 80 độ và đợi khoảng 40 giây mới rót ra.
  • Lần 3: Tương tự như lần 2 nhưng nước pha ở lần 3 khoảng 90 độ để duy trì độ ấm cho trà. Lượng nước pha trà lưu ý chỉ đủ rót ra cho khách, không nên pha quá nhiều.
van hoa tra dao nhat ban 5
Các bước thưởng thức trà đạo Nhật Bản (https://live.staticflickr.com/1575/26466778431_aeceedccf0_c.jpg Ten Directions)

Lưu ý, tùy từng loại trà mà số lượng pha sẽ khác nhau. Đối với trà đậm, loại thượng hạng nên pha từ 4 – 5 lần. Còn loại trà thường chỉ cần pha 2 – 3 lần.

Bước 4: Rót trà cũng là một nghệ thuật trong văn hóa trà đạo Nhật Bản. Để tránh tình trạng độ đậm nhạt khác nhau, khi mời khách thì người rót thường rót lần lượt mỗi chén khoảng ⅓. Sau đó, thay vì rót xuôi mà rót ngược lại lần thứ 2. Mục đích rót ngược này để cho vị trà đều ở các chén.

Bước 5: Để tăng thêm hương vị thơm ngon của trà thì người thưởng trà thường ăn kèm với bánh ngọt.

Những lưu ý trong văn hóa trà đạo Nhật Bản

Để tỏ lòng tôn kính và khiêm nhường thì trong khi thưởng thức trà không nên đeo trang sức kim loại, xịt nước hoa mùi quá nồng gây khó chịu cho người ngồi cùng. Trong lúc uống trà để dễ nói chuyện với nghệ nhân ngồi cùng nên xoay bát trà theo kim đồng hồ, thay vì nhìn xung quanh thì bạn nên tập trung vào bát trà.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản là sự kế thừa tinh hoa trong nếp sống của người Nhật. Thưởng thức trà đạo không chỉ hay ở việc hương vị mà còn ở phong cách uống, cách suy nghĩ của trà nhân. Hy vọng bài viết này, Kitetravel đã giúp bạn hiểu một phần nào về văn hóa trà đạo Nhật Bản.

5/5 - (1 vote)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *