Liên kết hữu ích
Các điểm đến không thể bỏ qua trong Cố đô Huế
Được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 và xây dựng trong gần 30 năm, Kinh Thành có hơn 10 cửa ra vào và được thiết lập hơn 24 pháo đài để phòng thủ. Trong Kinh thành, nhà Nguyễn còn cho xây dựng nhiều lăng tẩm và các công trình lớn nhỏ khác như Kỳ Đài Trường, Quốc Tử Giám, Điện Long An,… Dưới đây Kite Travel chia sẻ một số công trình tiêu biểu bên trong kinh thành Huế mời bạn đọc cùng xem:
Kỳ Đài Trường
Kỳ Đài Trường còn gọi là Cột cờ và nằm chính giữa mặt năm của Kinh Thành Huế. Trước đây trong lịch sử, đây là nơi đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng tại Huế. Tại đây bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Huế xinh đẹp mộng mơ.
Trường Quốc Tử Giám
Trường Quốc Tử Giám là di tích về trường đại học thời phong kiến duy nhất còn tồn tại và nay là trụ sở của Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế. Tham quan Trường Quốc Tử Giám, bạn sẽ được ngắm nhìn ngôi trường xưa trong hoạ tiết trang trí tinh xảo trong một không gian thoáng đãng.
Điện Long An
Được đánh giá là một trong những cung điện đẹp nhất ở Kinh thành, Điện Long từng là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch Điền mỗi đầu xuân. Đến nay, Điện Long An đã trở thành Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Đến đây, bạn sẽ phải trầm trồ trước vẻ đẹp thanh nhã, lộng lẫy và giàu tính nghệ thuật của các chi tiết trang trí bên trong công trình kiến trúc độc đáo này.
Đình Phú Xuân
Được xây dựng từ thế kỉ 19 nhưng đến đến nay Đình Phú Xuân vẫn gìn giữ được những nét cổ kính vốn cố. Đình Phú Xuân mang những nét kiến trúc dân gian độc đáo và mang nhiều giá trí lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật có giá trị.
Hồ Tịnh Tâm
Nhắc đến danh lam thắng cảnh Kinh thành, ta không thể bỏ qua Hồ Tịnh Tâm với kiến trúc cầu kỳ, hài hoà với tự nhiên. Trong lòng hồ có chu vi 1500m còn trồng loại sen trắng cùng các hoa thơm cỏ lạ dọc bên hồ. Hồ Tịnh Tâm quả thật xứng đáng là một trong những thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ thứ 19.
Hoàng thành
Nằm bên trong Kinh thành là Hoàng thành (hay còn gọi là Đại Nội), được giới hạn bởi một vòng tường thành vuông, mỗi chiều dài xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào. Trong đó, cổng độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô là Cổng Ngọ Môn.
Đây là công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam với hàng vạn người thi công và khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình đền đài, miếu thờ bề thế và cung điện tráng lệ nguy nga. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thích thú trên hành trình thăm quan Đại Nội.
Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế và đây cũng là nơi làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Đến thăm quan Tử Cấm Thành, bạn sẽ mường tượng được phần nào cuộc sống vua chúa xưa. Một số các công trình tiêu biểu trong Tử Cấm Thành có thể kể đến như Thái Bình Lâu, Điện Cần Chánh, Duyệt Thị Đường,
Các di tích trong Tử cấm thành gồm:
Tả Vu và Hữu Vu
Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, và cải tạo vào năm 1899. Tả Vu là toà nhà dành cho các quan văn, còn Hữu Vu là toà nhà dành cho các quan võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc.
Vạc đồng
Tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện trình độ kỹ thuật đúc và mỹ thuật tuyệt vời. Trong số đó, 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, còn 4 chiếc được đúc vào thời Minh Mạng.
Điện Kiến Trung
Điện Kiến Trung trong Tử Cấm thành (Huế) được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 cùng thời gian với xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Sau này, vua Bảo Đại cho tu sửa lại điện, tân trang các tiện nghi Tây phương và cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại đây.
• Điện Cần Chánh
Điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành (Huế), được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Điện là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn, hiện nay đã trở thành phế tích do bị phá huỷ từ năm 1947.
Hoàng đế Khải Định làm việc ở Cần Chánh điện. Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế lưu trữ
Thái Bình Lâu
Thái Bình Lâu được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1919, đến năm 1921 thì hoàn thành, là nơi để nhà vua có thể nghĩ ngơi lúc rảnh rỗi, cũng là chỗ để nhà vua đọc sách, viết văn, làm thơ, thư giản.
Duyệt Thị Đường
Duyệt Thị Đường – theo như các tài liệu và thư tịch cổ hiện còn lại cho biết – là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam. Đây là nhà hát của hoàng cung, nơi dành cho vua và những người trong hoàng tộc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật tuồng cổ. Nhà hát Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826).
Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được Trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế khôi phục và đưa vào hoạt động biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế phục vụ khách du lịch tham khảo ngay tour đà nẵng huế 1 ngày của kite travel nhé tham quan cố đô trải nghiệm thành phố biển xinh đẹp Đà Nẵng.